http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/20642
Có thể khẳng định, công tác văn thư,
lưu trữ có vai trò rất quan trọng đối với tất cả các lĩnh vực của đời
sống xã hội. Vì vậy, Đảng và nhà nước ta, đặc biệt là Chủ tịch Hồ Chí
Minh luôn đánh giá cao ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác lưu trữ và
tài liệu lưu trữ.
Ngay từ những ngày đầu nước nhà giành
được độc lập, Hồ Chí Minh, Chủ tịch Chính phủ Cách mạng Lâm thời nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ký Thông đạt số 1C/VP ngày 03 tháng 01 năm
1946 về công tác công văn, giấy tờ, trong đó Người đã chỉ rõ "tài liệu
lưu trữ có giá trị đặc biệt về phương diện kiến thiết quốc gia" và
đánh giá "tài liệu lưu trữ là tài sản qúy báu, có tác dụng rất lớn
trong việc nghiên cứu tình hình, tổng kết kinh nghiệm, định hướng
chương trình kế hoạch công tác và phương châm chính sách về mọi mặt
chính trị, kinh tế, văn hóa, cũng như khoa học kỹ thuật. Do đó, việc
lưu trữ công văn, tài liệu là một công tác hết sức quan trọng". Xác
định ý nghĩa to lớn và tầm quan trọng của công tác lưu trữ đối với xã
hội và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, ngày 17 tháng 9 năm 2007,
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1229/QĐ-TTg về Ngày truyền
thống của ngành Lưu trữ Việt Nam và lấy ngày 03 tháng 01 hàng năm là
"Ngày Lưu trữ Việt Nam".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét